03.Aug.2020
DISCOVER JAPAN
Trong bài này, chúng tôi xin được giới thiệu những cách phòng ngừa sốc nhiệt và những hoạt động truyền thống mùa hè ở Kyoto
Trong những tháng mùa hè nóng bức, việc vận động với cường độ cao ngoài trời hay độ ẩm không khí quá cao sẽ dễ dẫn đến sốc nhiệt.
Chuyện sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu bạn cảm thấy đau đầu hay mất ý thức. Cơ thể con người có đến 60% là nước. Vì vậy nếu lượng nước trong cơ thể ít hơn so với mức cần thiết sẽ dẫn đến việc mất nước và say nắng. Việc mất nước đã bắt dầu diễn ra từ khi bạn cảm thấy khát nước, khô cổ, vì vậy hãy chắc chắn luôn uống đủ nước trước khi cổ họng cảm thấy khô.
Những điều cần làm để tránh sốc nhiệt
*Nếu có bất kì lo lắng gì, hãy liên lạc với chúng tôi tại trường.
Hãy luôn nhớ các biện pháp phòng ngừa rất hữu ích sau đây:。
* Những cơn sốc nhiệt nghiêm trọng có thể gây ra đột quỵ. Để hồi phục nhanh sau khi sốc nhiệt, hãy nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thoáng khí, rải nước lên cơ thể và dùng quạt để làm mát, hoặc có thể đắp đá lạnh lên các vùng có mạch máu lớn nhằm hạ nhiệt cho cơ thể. Nếu có những phản ứng lạ, hãy lập tức gọi xe cứu thương (số 119).
Những loại rau quả đã được trồng ở Kyoto từ thời xa xưa thường được gọi là ‘Kyoyasai’.
Đây là một trong những loại ‘Kyoyasai’ và được trồng tại quận Fushimi từ thời xưa. Nó có dạng dài, nhỏ và không có vị rõ rệt.
Nó được đặt tên là ớt ngọt Mangaji vì đã được tìm thấy tại khu vực Mangaji thuộc quận Maizuru, Kyoto. Loại ớt này đã được trồng hơn 100 năm nay.
Loại cà này mềm mại, tròn như quả bóng và có lớp vỏ màu đen tím bóng bẩy. Phần thịt và vỏ rất mềm, có vị ngọt.
Phần cơm cúng truyền thống trong lễ hội Obon của một gia đình tại quận Nakagyo
Ngày 13 | Buổi chiều: Đậu đỏ hầm, salad đậu que cá bào, dưa muối kiểu Nara |
Ngày 14 | Buổi trưa: Đậu phụ khô hầm súp, nấm hương và khoai hầm tương, salad cà tím, súp miso, dưa muối, rau muối cám gạo |
Ngày 15 | Thân khoai nấu chua ngọt, súp rau củ, dưa muối Buổi đêm: Mì somen, salad mì soba |
Ngày 16 | Buổi sáng: Xôi hấp, súp đậu hũ, rong biển và đậu hũ chiên hầm tương, dưa muối |
Obon có tên chính xác là ‘Urabone’ và được cho rằng có bắt nguồn từ tiếng Phạn “ullambava” (đánh vần ngược: một trong những điều đau khổ ở địa ngục). Mọi người sẽ mới tổ tiên đã mất của họ về nhà vào ngày 13 tháng 8. Đến đêm ngày 16 tháng 8, cùng với lễ hội đốt núi Gozan no Okuribi, mọi người tiễn tổ tiên của mình lên đường với mong muốn sẽ gặp lại nhau ở Âm phủ. Tại Kyoto còn giữ được nhiều truyền thống từ xa xưa, trong đó có những hoạt động trong lễ hội Obon như Rokudo Mairi và Mantoue, vào ban đêm cũng sẽ có nhiều đèn cúng và đèn lồng được thắp sáng, tạo nên bầu không khí huyền diệu.
*Chi tiết được đăng trên trang chủ(Kyoto Tsu no Susume)
Ở Kyoto, vào buổi tối ngày 16 tháng 8 hàng năm, với tên gọi là Lễ hội đốt núi, 5 ngọn núi xung quanh thành phố Kyoto sẽ được thắp lửa theo hình dạng của những hình ảnh, con chữ lớn, thu hút rất nhiều khách tham quan. Tuy mọi người thường biết đến chữ Đại (Daimonji) nhưng trên thực tế có đến 5 hình khác nhau, bao gồm: Chữ Hảo Pháp (Myohou), hình chiếc thuyền (Funagata), Chữ Đại bên trái (Hidaridaimoji) và hình cổng đền Thần đạo Torii (Toriigata) được thắp sáng lần lượt theo thứ tự. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là dấu hiệu báo kì nghỉ hè sắp kết thúc. Thiệt ra, bạn có thể dễ dàng tìm ra 3 con chữ lớn từ sân thượng trường Kyoto. Hãy đến trường Kyoto và thử xem bạn có thể tìm ra chữ nào nè!
Câu trả lời: Bạn có thể tìm ra chữ Đại (Daimoji), chữ Đại bên trái (Hidaridaimoji), hình chiếc thuyền (Funagata)